Sự thật về sữa mẹ có thể bạn chưa biết.
“Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” vậy như nào là tốt nhất? Tại sao là tốt nhất nhưng con tôi sử dụng sữa mẹ hoàn toàn lại không thể cao lớn như các bạn khác?, tại sao con tôi uống sữa mẹ hoàn toàn rất bụ bẫm nhưng vẫn bị ốm? có hàng ngàn câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn xoay quanh sự tốt nhất của sữa mẹ và nó làm lung lay ý chí của các bà mẹ trẻ.
Trong sữa mẹ bao gồm sữa non, sữa trưởng thành, sữa đầu và sữa cuối.
a) Sữa non: Sữa mẹ được bài tiết trong 3 ngày đầu được gọi là sữa non.
– Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, trong đó chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là kháng thể chống mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp (2 bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ).
– Sữa non chứa nhiều vitamin A làm giảm nhiễm khuẩn nặng và phòng các bệnh về mắt.
– Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc đẩy phân su, ngăn chặn vàng da.
– Sữa non có yếu tố phát triển, giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ phát triển nhanh sau khi sinh, đề phòng chống dị ứng và không dung nạp với các thức ăn khác.
– Thành phần sữa non cũng chưa 1 lượng chất đạm cao hơn sũa trưởng thành, nhằm giúp trẻ tăng tạo đề kháng chống lại nhiễm trùng sau khi rời khỏi cơ thể mẹ.
- Trẻ sau sinh nếu được sử dụng sữa non trong vòng 72h đầu này sẽ sức đề kháng tốt hơn, hệ đường ruột sẽ được bảo vệ tối đa.
b) Sữa trưởng thành (ổn định)
Là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày (thường sau 3 ngày). Số lượng nhiều hơn, vú có cảm giác cứng và nặng, người ta gọi là hiện tượng sữa về. Sữa lúc này trắng đục hơn sữa non.
c) Sữa đầu
– Là sữa được sản xuất vào đầu bữa bú, số lượng nhiều, sữa đầu có nhiều nước, kháng thể, protein và đường.
– Trẻ bú mẹ chủ yếu nhận được đủ nước khi bú sữa đầu nên không cần uống thêm nước ngay cả khi trời nóng nực.
– Sữa có vị lờ lợ gần giống orezol giúp trẻ được bù đắp đầy đủ điện giải.
– Nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ chóng đói và không bụ bẫm do thiếu năng lượng.
- Tuy nhiên sữa đầu chứa nhiều kháng thể, trẻ chỉ bú đầu có sức đề kháng tốt dù trông không bụ bẫm như những trẻ khác.
d) Sữa cuối
– Trông đặc hơn vì có nhiều chất béo và có màu vàng hơn sữa đầu. Chất béo cung cấp năng lượng cho bữa bú và cung cấp thêm cả một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K nên cần cho trẻ bú kiệt hết một bên vú mỗi bữa bú để trẻ nhận được đầy đủ lượng chất béo cần thiết.
– Trẻ được bú sữa cuối sẽ no lâu hơn, đủ giá trị dinh dưỡng và trẻ bụ bẫm hơn những trẻ chỉ bú sữa đầu.
– Nếu trẻ chỉ bú sữa cuối thì bụ bẫm hơn song sức đề kháng sẽ it hơn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ ĐƯỢC BÚ SỮA CUỐI
– Bầu vú mẹ hết căng, thậm chí xẹp hẳn;
– Sữa trắng đục, đôi khi vàng nhạt là màu vàng của vitamin A;
– Sữa sau nếu vắt ra để 1 lúc sẽ có 1 lớp vàng chất béo nổi trên bề mặt sữa vắt;
– Trẻ no lâu và tăng cân tốt.
-Nên cho bé bú cả sữa đầu và sữa đầu và sữa cuối để có thể phát triển toàn diện hơn.
CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI
– Cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ để tận dụng sữa non, kích thích sữa non xuống sớm, và co hồi tử cung cho mẹ giúp cầm máu sau đẻ.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
– Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ 6 tháng và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến tháng. Nếu trẻ bú đúng cách sẽ đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tới 6 tháng.
– Cho trẻ bú theo yêu cầu của trẻ, tức là không hạn chế thời gian và độ dài của mỗi bữa bú.
– Nếu trẻ ốm không bú được thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa hoặc bằng cốc.
nguồn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới.